Công trình cấp 3 là gì? Giải đáp chi tiết về nhà ở và công trình cấp 3
Thắc mắc nhà ở có phải công trình cấp 3 không? Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về công trình cấp 3 và những điều kiện để một ngôi nhà được xếp vào loại này.
Công trình cấp 3 là gì?

Công trình cấp 3 có chiều cao từ 2 đến 7 tầng
Căn cứ vào quy định phân cấp công trình xây dựng năm 2016 (cụ thể là Thông tư số 03/2016/TT-BXD), chúng ta có thể nắm được các quy định về phân cấp công trình và biết được bộ hướng dẫn áp dụng phân cấp công trình trong quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng.
Văn bản trên cũng là văn bản thể hiện rõ nội dung quy định cơ bản về các phân cấp công trình xây dựng. Theo đó, các công trình xây dựng được chia thành 5 cấp công trình là: công trình cấp đặc biệt, công trình cấp 1, công trình cấp 2, công trình cấp 3 và cuối cùng là công trình cấp 4. Trong đó, quy mô, mức độ quan trọng của các công trình này giảm dần từ công trình cấp đặc biệt đến công trình cấp 4.
Như vậy, công trình cấp 3 là loại công trình được phân loại theo quy mô kết cấu và mức độ quan trọng, quy mô công suất do Nhà nước quy định, đồng thời được định nghĩa là công trình có tổng diện tích sàn từ 1.000 mét vuông đến dưới 10.000 mét vuông (từ 1.000m2 < 10.000m2) hoặc có chiều cao từ 2 đến 7 tầng.
Xem thêm bài viết: Cấp công trình là gì? Thông tư 06/2021/TT-BXD về phân cấp công trình
Đặc điểm của công trình cấp 3
Một trong những đặc điểm nổi bật của công trình cấp 3 là kích thước và quy mô trung bình thấp. Cụ thể, công trình này thường có tổng diện tích sàn từ 1.000 mét vuông đến dưới 10.000 mét vuông, hoặc có chiều cao từ 2 đến 7 tầng. Điều này cho phép các công trình cấp 3 phù hợp với nhu cầu xây dựng nhà ở, văn phòng hoặc các loại hình công trình khác có quy mô vừa và nhỏ.
Ngoài ra, theo Thông tư số 03/2016/TT-BXD, công trình xây dựng cấp 3 có những đặc điểm cụ thể được thể hiện ở các công trình quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của văn bản này:
Xem tiếp tại bài viết của IGcons: https://igcons.vn/cong-trinh-cap-3-la-gi/