Cấp công trình là gì? Quy định luật mới nhất về phân cấp công trình
Bạn đang có ý định xây dựng? Việc xác định cấp công trình là bước đầu tiên vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấp công trình và tầm quan trọng của nó trong quá trình xây dựng.
Cấp công trình là gì? Ý nghĩa của phân cấp công trình
Cấp công trình được quy định tại Điều 5, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 và Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây Dựng. Theo đó, về cơ bản, cấp công trình là một thuật ngữ quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, được sử dụng để phân loại các công trình dựa trên nhiều tiêu chí như quy mô, tính chất kỹ thuật, mức độ phức tạp, và tầm quan trọng của công trình đối với xã hội. Việc phân cấp này giúp cho việc quản lý, giám sát và đầu tư xây dựng được thực hiện một cách có hệ thống và khoa học hơn.
Phân cấp công trình không chỉ giúp xác định mức độ ưu tiên trong đầu tư và phát triển mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn, chất lượng và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan. Mỗi cấp công trình sẽ có những yêu cầu kỹ thuật và quy định riêng biệt, từ đó tạo ra một khung chuẩn mực cho việc thiết kế, thi công và bảo dưỡng công trình.
Trong quá trình phân loại, các nguyên tắc xác định cấp công trình thường bao gồm: mục đích sử dụng của công trình, khả năng chịu lực và độ bền của kết cấu, điều kiện tự nhiên và môi trường xung quanh, cũng như yếu tố văn hóa – xã hội. Qua đó, việc phân cấp giúp nhà thầu và các bên liên quan có cái nhìn rõ ràng hơn về yêu cầu và tiêu chuẩn cần thiết cho từng loại công trình mà mình sẽ thi công.
Cấp công trình được xác định dựa trên nguyên tắc nào?

Bốn nguyên tắc xác định cấp công trình
Theo Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BXD ngày 30/06/2021, có bốn nguyên tắc xác định cấp công trình là:
- Nguyên tắc 1 – các tiêu chí xác định cấp công trình: Có hai tiêu chí xác định cấp công trình là “mức độ quan trọng, quy mô công suất của công trình” và “quy mô kết cấu của công trình”.
- Nguyên tắc 2 – cấp công trình của một công trình độc lập: Đây là cấp cao nhất được xác định theo Phụ lục I và Phụ lục II của Thông tư 06/2021/TT-BXD (trường hợp công trình độc lập không được quy định trong Phụ lục I thì cấp công trình sẽ được xác định theo quy định tại Phụ lục II và ngược lại).
- Nguyên tắc 3 – cấp công trình của một tổ hợp các công trình hoặc một dây chuyền công nghệ: Cấp công trình này gồm có nhiều hạng mục được xác định như sau: Thứ nhất, trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục có quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo Phụ lục I Thông tư này; thứ hai, trường hợp tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ gồm nhiều hạng mục không quy định trong Phụ lục I Thông tư này thì cấp công trình được xác định theo cấp của công trình chính (thuộc tổ hợp các công trình hoặc dây chuyền công nghệ) có cấp cao nhất. Cấp của công trình chính xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Nguyên tắc 4 – cấp công trình của công trình hiện hữu được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Loại công trình này được xác định như sau: Trường hợp nâng cấp, sửa chữa, cải tạo, làm thay đổi các tiêu chí xác định cấp công trình quy định tại khoản 1 Điều này thì cấp công trình của công trình sau nâng cấp, sửa chữa, cải tạo được xác định theo quy định tại Điều này; Trường hợp khác với quy định tại điểm a khoản này thì cấp công trình của công trình trước và sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp không thay đổi.
Xem thêm: Update link tải mẫu hợp đồng xây nhà trọn gói chuẩn nhất 2024
Phân cấp công trình xây dựng mới nhất
Dưới đây là các cấp công trình xây dựng mới nhất mà IGcons đã cập nhật (phân cấp công trình xây dựng này được dựa theo Phụ lục I đính kèm Nghị định 209/2004/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp công trình xây dựng là nhà ở riêng lẻ). Cụ thể:
Xem tiếp các nội dung tại bài viết của IGcons: https://igcons.vn/cap-cong-trinh-la-gi/